FAQs: TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VỀ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIẢNG VIÊN KHOA SƯ PHẠM TIẾNG ANH (Cập nhật 23:21, 16/8/2016)

Trả lời của Phó chủ nhiệm khoa Trần Thị Quỳnh Lê về những thắc mắc liên quan đến các kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên khoa Sư phạm tiếng Anh, năm học 2016-2017.

Q: Tôi làm speaker cho 1 INSET thì có được tính là đã tham dự 01 buổi INSET hay không?

A: Việc làm speaker cho INSET không được tính vào tiêu chí tham dự do đã được tính điểm riêng (cao hơn) trong bảng chấm thi đua cuối năm.Ngoài ra, tính chất của việc tham dự (có tính chất học hỏi) và việc làm diễn giả (có tính chất chia sẻ hiểu biết) là khác  nhau nên không thể gộp được.

Q: Làm thế nào để tích lũy đủ 03 INSET?

A: GV có thể tham dự INSET theo kế hoạch từ đầu nămcủa tổ BM, Khoa, hay Trường tổ chức. Ngoài ra, GV có thể tham gia các buổi Workshop/khóa tập huấn/ bồi dưỡng chuyên môn khác do đơn vị ngoài trường tổ chức để được tính là INSET. Bất kể độ dài ngắn của workshop/ khóa tập huấn/ BDCM đó, GV tham dự 01 sự kiện thì được tính là 01 buổi tham dự INSET.

Q: Khi tham gia các khóa bồi dưỡng ngoài trường, tôi có phải báo cáo không và làm những gì để được công nhậnđã tham gia một event?

A: Câu trả lời là Có. Các thầy/cô lưu lại MỘT loại minh chứng (scan) ví dụ chứng chỉ cuối khoá học, hoặc danh sách điểm danh, hoặc sản phẩm thu hoạch, thẻ tham dự, v.v. Minh chứng này các thầy/cô giữ lại để tiện việc kiểm tra  và đối chiếu(khi được yêu cầu) sau này.

Cách thức : Sau khi hoàn thành khoá học/bồi dưỡng NGOÀI TRƯỜNG, các thầy/cô tự cập nhật vào file thống kê tại link https://docs.google.com/document/d/1Q-Rku7BcLbeNuVGGHxHxwbRIDnJt1guojpedDlmmUnU/edit (tên giáo viên, BM, sự kiện tham gia, đơn vị tổ chức,thời gian, địa điểm,  loại minh chứng mình có sẵn – NHƯNG KHÔNG cần nộp minh chứng). Trợ lý của khoa sẽ định kỳ cập nhật vào file thống kê nhân sự tổng. Để tránh dồn dập dễ gây thất lạc vào cuối năm học, tốt nhất các thầy/cô làm việc này ngay khi kết thúc sự kiện. 

Q : Việc cập nhật theo cá nhân trên có áp dụng với các event trong trường/khoa không ?

A : Không. Do các event trong trường/khoa tổ chức đã được thống kê (điểm danh) và cập nhật giúp các GV. Tuy vậy, thầy/cô cần chủ động giữ thống kê của cá nhân về việc BDCM của bản thân từ đầu năm học.

Các thầy cô theo dõi file thống kê tổng tại link https://docs.google.com/spreadsheets/d/1uUKEMffvxpzldAGONHIJOWuIM_0PiMqYgPkersAixSk/edit#gid=1482866698

Q: Khi tham dự khóa bồi dưỡng chuyên môn/ hội thảo/ tập huấn, do lí do khách quan như trùng lịch dạy/họp/ coi thi… và chỉ tham gia được một phần khoá học thì tôi có được tính là tham dự INSET đó không?

A: Nếu có lí do chính đáng như trên, và nếu GV tham dự được phần lớn event, thì GV vẫn được tính là đã tham gia buổi INSET đó.

Q: Đối với việc nâng cao chất lượng và số lượng các công bố khoa học, khoa có dự định tổ chức các buổi họp chuyên đề trong đố đối tướng diễn giả là những giáo viên trong Khoa (trước mắt) đã có bài báo / chương sách xuất bản trong các ấn phẩm nước ngoài để chia sẻ cụ thể về quy trình nộp bài, “gu” của các tạp chí, các nguồn tài nguyên mở mà mình đã sử dung, hoặc các phần mềm mà mình đã dùng để tổ chức tài liệu, tài nguyên của mình  với nội dung thiết thực không?

A: Nội dung này đã được thực hiện trong các năm trước, và sẽ tiếp tục trong năm nay. Các thầy cô có thể giới thiệu/đề xuất nội dung mà bộ môn quan tâm hoặc nhiều giáo viên quan tâm để BCN đặt hàng các diễn giả trong/ngoài khoa, hoặc các thầy/cô giới thiệu diễn giả/hội thảo có liên quan ở bên ngoài để thông tin cho GV.

Q: Có phải khoa sẽ tổ chức 10 buổi bồi dưỡng chuyên môn (inset) với quy mô toàn khoa không? Nếu là về PPGD các môn mới trong CTĐT thì nên để là cấp Bộ môn hoặc hình thức liên bộ môn vì tình hình phát triển môn học và nghiên cứu của mỗi  BM là khác nhau và để tự các Bộ môn điều phối có được không?

A: Trong kế hoạch BDCM (xem trên website) đã có thông tin này. Sẽ có 7-8 buổi do khoa tổ chức dành cho các đối tượng khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung từng buổi. Ngoài ra, sẽ có buổi riêng (6-10 buổi ) cho các BM về các môn học/PPGD đặc thù và số buổiINSET này sẽ do một/vài BM đề xuất/chủ trì, và được đưa vào kế hoạch chung của Khoa từ đầu năm để Khoa theo dõi và hỗ trợ. Các TrưởngBM sẽ sớm được contact về việc này.

Q: Trên thực tế, các BM đều tự chủ động tổ chức các hoạt động kèm cặp và chia sẻ phương pháp giảng dạy hoặc góp ý nội dung môn học khi cần thiết, quy mô nhỏ (trong nhóm giáo viên dạy và có thể informal (không đưa vào lịch Khoa để xin phòng). Vậy những hoạt động ngày có phải đăng kí với Khoa và có được tính là buổi Inset training không?

A: Các hoạt động này rất được khuyến khích ở tất cả các BM. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ được tính là INSET nếu (1) BM đăng kí với khoa từ đầu năm học (xem câu trả lời bên trên) và (2) là INSET mở -có các GV ngoài tổ tham dự.

Q: Mỗi bộ môn cần đăng kí thực hiện bao nhiêu buổi Inset trong 1 năm học?

A: Mỗi BM đăng ký ít nhất 1 buổi Inset mở (với đối tượng tham gia là các tutees hay các GV khác trong khoa). Ngoài ra, BM căn cứ nhu cầu đề xuất/ đặt hàng nội dung INSET để BCN liên hệ với diễn giả nếu phù hợp.

Q: Các hoạt động quy mô Khoa nên là các chủ đề lớn và có tính mới, diễn giả là người trong nhưng nên là ngoài khoa, ngoài trường để có tính đa dạng và chiêm nghiệm cao hơn. Khoa có dự định mời các diễn giả ngoài khoa/trường trong năm học tới không?

A: Trong tháng 8 và 11 tới sẽ có 2 hội thảo với diễn giả khá nổi tiếng về Extensive Reading và Professional Development. Các thầy/cô lưu ý lịch đăng ký và tham dự . Thông tin sẽ được đăng tải trên website của Khoa.

Q: Tôi có thể tìm hiểu kĩ hơn về việc đăng ký dự giờ, tham gia tập huấn cùng các hoạt động BDCM khác ở đâu?

A: Hướng dẫn chung về quy trình thực hiện và tham gia chương trình Plus 1 và Mentoring đã được thông tin cho các thầy/cô và các BM. Trong thời gian tới, lịch trình chi tiết và các mẫu văn bản hướng dẫn sẽ được cập nhật dần trên Website Khoa.

Q: Định nghĩa về BDCM cần được làm rõ vì hoạt động BDCM rất đa dạng và linh hoạt tùy theo nhu cầu của GV. Ví dụ, GV tổ Dịch đi dịch các dự án ngoài trường cũng là BDCM thì có tính không? GV tham gia các workshop/dự án ngoài khoa/ngoài trường (ví dụ như thiết kế course outline cho một khóa học ở một trung tâm tiếng; hay đơn giản chỉ là đọc sách về chủ đề liên quan tới kiến thức và kĩ năng GV tự đánh giá là mình thiếu) thì có được chấp nhận không? Nếu có thì minh chứng sẽ như thế nào?

A: Định nghĩa về BDCM đã có trong “Kế hoạch BDCM cho GV khoa SPTA” được đăng tải trên Website của Khoa. Với hai ví dụ trên thì câu trả lời là “Không” cho cả hai.

Q: Các tổ có giáo viên trẻ: Định nghĩa “gv trẻ” – nếu là hoạt động mentoring thì nên là gv ít kinh nghiệm hơn và gv nhiều kinh nghiệm hơn.

A: Khái niệm trẻ là tương đối vớitừng BM. Trong bản kế hoạch (trên website) đã nêu rõ GV tham gia chương trình Mentoring là các GV có dưới 3-4 năm kinh nghiệm giảng dạy.

Q: BCN có cách nào để nâng cao việc quản lý chất lượng đối với giáo viên hướng dẫn SV làm NCKH?

A: Đây là vấn đề không đơn giản và sẽ cần được đưa ra thảo luận trong các cuộc họp giao ban sắp tới.

Q: Tôi có được đăng kí tham gia cùng lúc làm tutee của nhiều hơn 1 môn học lí thuyết không?

A: Khoa khuyến khích các giáo viên tham gia các hoạtđộng BDCM trong khả năng thu xếp của từng cá nhân, miễn sao đảm bảo chất lượng của hoạt động coaching. Các thầy/cô cần cân nhắc kỹ khối lượng công việc của tutee và đặc thù môn học để chọn lựa số môn học phù hợp và vẫn đảm bảo yêu cầuchương trình. Chương trình này sẽ diễn ra trong một số năm nên các thầy/cô có thể lần lượt làm tutee cho các môn nếu thấy phù hợp.

Q: Nếu tôi có 3 năm kinh nghiệm giảng dạy, tôi có được tham gia cả chương trình Plus 1 và Mentoring không?

A: Hoàn toàn được, với điều kiện các thầy/cô thu xếp được thời gian.

Q: Thành tích thi đua khi đăng kí làm tutor/mentor và tutee/mentee được tính như thế nào?

A: Sẽ được cộng hoặc trừ điểm (nếu thầy/côđăng ký nhưng không hoàn thành khối lượng công việc như yêu cầu) vào điểm thi đua cuối năm tùy theo mức độ hoàn thành của mỗi giảng viên tham gia chương trình.

Q: Nếu tôi là mentee, vậy tối thiểu tôi phải nộp những báo cáo gì và khi nào?

A: Tối thiểu mỗi mentee dự giờ mentor 01 lần và viết Informal reflection (sẽ có mẫu tham khảo). Mỗi mentee cũng được mentor dự giờ 02 lần và mentor cùng với mentee cùng làm báo cáo kết quả thực hiện. Như vậy, mỗi mentee tối thiểu phải hoàn thành 03 báo cáo và nộp cho trưởng bộ môn ở tuần 14 của học kì tương ứng. Mời các thầy/cô xem lộ trình thực hiện cùng thời gian chi tiết tại bản kế hoạch trên website.

Q: Các báo cáo thuộc chương trình Plus 1 và Mentoring phải nộp có mẫu sẵn không?

A: Mẫu báo cáo (tham khảo) này sẽ sớm có trên website, trước khi chương trình bắt đầu chính thức.

Q: Chương trình Plus 1 kéo dài và nhiều đầu việc hơn chương trình mentoring đúng không?

A: Đúng là chương trình Plus 1 kéo dài hơn Mentoring vì Plus 1 thực hiện trong 02 kì còn mentoring thực hiện trong 01 kì học. Tuy vậy, tuỳ vào mức độ tiến bộ và yêu cầu của mentee và/hoặcđề xuất của mentor, việc mentoring có thể tiếp tục trong học kỳ hai của năm học.

Về cơ bản Plus 1 được chia làm 02 giai đoạn tương ứng với mỗi kì học.

Giai đoạn 1 – kì 1: Tutor và tutee trao đổi về môn học và tutee dự giờ tutor ít nhất 03 lần. Giai đoạn 2 – kì 2: Soạn giáo án, tài liệu, và dạy thử. Mỗi tutee soạn 02-03 bài giảng và giảng thử có tutor dự giờ 01-02 lần.

 

Các thầy/cô có câu hỏi nào khác về chương trình BDGV vui lòng tiếp tục gửi câu hỏi cho cô Ngọc Ly @ luu_ly2612@yahoo.com.

FacebookTwitterGoogle+