GIỚI THIỆU SÁCH CỦA TS. PHẠM ĐĂNG BÌNH

Trong công tác dạy và học ngoại ngữ, việc nắm được bản chất và quá trình hình thành lỗi của người học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp họ sửa được những lỗi đó. Đây là công việc đòi hỏi cách nhìn khoa học và biện chứng không chỉ về cả mặt ngôn ngữ, mà còn về mặt tâm lý và văn hóa-xã hội. Đáng tiếc là yếu tố văn hóa-xã hội và tác động của nó đối với quá trình học và hình thành lỗi của người học ở Việt Nam còn có quá ít những nghiên cứu và tìm tòi, trong khi đây là một trong những nguồn gốc chính đưa đến những lỗi nói chung và lỗi “mãn tính” (fossilized errors) nói riêng về mặt phát âm, từ vựng, ngữ pháp, cú pháp, diễn ngôn v.v. của người học tiếng Anh ở Việt Nam.

Cuốn sách “Lý thuyết phân tích lỗi: Nhìn dưới góc độ giao thoa ngôn ngữ – văn hóa & một số ứng dụng trong việc dạy và học tiếng nước ngoài” của TS Phạm Đăng Bình (NXB Khoa học Xã hội) là một cuốn sách thú vị giúp làm rõ hiện tượng giao thoa văn hóa – ngôn ngữ trong giao tiếp liên ngôn, xác định một cách cụ thể các lỗi dụng học giao thoa văn hóa của người Việt Nam khi học tiếng Anh. Cuốn sách là một tư liệu thú vị và bổ ích cho người dạy và học tiếng Anh, các giáo sinh cũng như những người được đào tạo công tác biên phiên dịch.

Đính kèm là mục lục của cuốn sách để các thầy cô và các bạn SV có thể tham khảo. Đặc biệt nhân dịp 20/11 vừa qua, tác giả còn ưu ái dành tặng cho các thầy cô trưởng bộ môn cũng như các thầy cô quan tâm một bản sách có chữ ký đề tặng của thầy. Hãy nhanh tay đến VPK để nhận/đăng ký cuốn sách này vì số lượng rất có hạn, và chúng tôi sẽ ưu tiên cho các thầy cô đến trước.

Một lần nữa xin cảm ơn tác giả và kính chúc thầy nhiều sức khỏe và ý tưởng cho những ấn phẩm mới trong tương lai.

T/M BCN

Vũ Hải Hà

Scan1

Bìa sách

IMG_2108

TS. Phạm Đăng Bình là cựu giảng viên tại khoa SPTA. Thầy nghỉ hưu năm 2016 nhưng đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của Khoa cũng như có nhiều ý tưởng cho công tác nghiên cứu và dạy và học ngoại ngữ.

FacebookTwitterGoogle+